Giấy phép kinh doanh – Thủ tục đăng ký và những câu hỏi thường gặp

giay-phep-kinh-doanh

Giấy phép kinh doanh là giấy tờ pháp lý vô cùng quan trọng để hợp thức hóa quá trình kinh doanh sản xuất được nhà nước công nhận. Trong bối cảnh nền kinh tế không ngừng thay đổi, việc cập nhật những thông tin mới liên quan đến giấy phép kinh doanh là vô cùng cần thiết. Bài viết dưới đây, Mizuland – đơn vị tư vấn cho thuê văn phòng Đà Nẵng, sẽ cung cấp đến cho bạn những thông tin chi tiết về quy trình đăng ký. Đồng thời giải đáp những câu hỏi thường gặp để giúp bạn nắm rõ các yêu cầu pháp lý. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ quy định mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài.

Giấy phép kinh doanh là gì?

Thuật ngữ giấy phép kinh doanh

Giấy phép kinh doanh gồm các giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, văn bản xác nhận, các hình thức văn bản khác được quy định. Điều kiện mà cá nhân, tổ chức phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh [.. ] (Nghị định 98/2020/NĐ-CP). Nói đơn giản hơn, giấy phép kinh doanh là điều kiện để được phép kinh doanh hợp pháp.

Trong thủ tục thành lập xác nhận kinh doanh của doanh nghiệp có 2 giấy tờ quan trọng mà doanh nghiệp phải đăng ký:

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Là loại giấy tờ minh chứng doanh nghiệp được thành lập. Giấy được cơ quan đăng ký cấp cho doanh nghiệp dưới dạng văn bản điện tử hoặc bản cứng.
  • Giấy phép kinh doanh (giấy phép con): Giấy này được cấp cho các doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Giấy này cấp cho doanh nghiệp kinh doanh trong các ngành nghề có điều kiện theo quy định nhà nước. Theo Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp thực hiện  nghĩa vụ đáp ứng điều kiện kinh doanh ngành, nghề đầu tư có điều kiện và đảm bảo duy trì đủ điều kiện kinh doanh đó trong suốt quá trình sản xuất hoạt động.

Như vậy, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không được coi là giấy phép cho hoạt động kinh doanh. Giấy phép kinh doanh được xem là giấy tờ pháp lý đầu đủ tính hiệu lực. Đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký kinh doanh theo quy định của nhà nước. 

Đặc điểm của giấy phép kinh doanh

Một số đặc điểm quan trọng của giấy phép kinh doanh cần lưu ý:

  • Giấy phép kinh doanh chỉ được cấp sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Giấy phép kinh doanh chỉ được cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền thực hiện trong hoạt động kinh doanh.
  • Giấy phép kinh doanh dùng trong các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Danh mục lĩnh vực kinh doanh điều kiện được quy định trong phụ lục IV của Luật đầu tư 2020.
  • Giấy phép kinh doanh mang tính thông hành, quyết định tính hợp pháp; cho phép doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề.
  • Giấy phép được quy định tại một số văn bản chuyên ngành và các văn bản luật của nhà nước. 

cho-thue-van-phong-da-nang

Phân biệt giấy đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh

Thực tế, có không ít doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh chưa phân biệt được hai loại giấy phép. Đó là giấy đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh. Sau đây là một số yếu tố để nhận biết bản chất của hai loại giấy tờ này:

Giấy đăng ký doanh nghiệpGiấy phép kinh doanh
Phạm viGiấy đăng ký doanh nghiệp là yêu cầu bắt buộc phải có để doanh nghiệp thành lập và triển khai kinh doanh. 

Nếu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề không điều kiện thì chỉ cần giấy đăng ký doanh nghiệp. 

-> Mọi doanh nghiệp phải có giấy đăng ký doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực có điều kiện thì phải có đủ 2 giấy tờ là giấy đăng ký và giấy phép. 

-> Cần giấy phép kinh doanh khi kinh doanh lĩnh vực có điều kiện.

Cơ quan cấp giấy phépPhòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi trụ sở chính của doanh nghiệp. Phụ thuộc vào lĩnh vực mà cơ quan cấp giấy phép sẽ khác nhau. 
Hồ sơ giấy phépHồ sơ đăng ký theo biểu mẫu có sẵn;

Ngành, nghề đăng ký kinh doanh hợp pháp, không bị cấm đầu tư;

Tên doanh nghiệp phải được đặt đúng theo yêu cầu của Luật Doanh nghiệp 2020;

Hoàn thành các phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định đúng thời hạn. 

Giấy đăng ký xin giấy phép kinh doanh có điều kiện;

Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

Bản sao công chứng điều lệ công ty;

Bản sao công chứng CMND, CCCD hoặc hộ chiếu của người đại diện pháp luật, cổ đông sáng lập hoặc thành viên góp vốn;

Tài liệu xác nhận trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của người điều hành trực tiếp trong lĩnh vực hoạt động

Các loại tài liệu, văn bản liên quan chứng minh điều kiện kinh doanh đối với từng lĩnh vực cụ thể.

Thời hạnTính đến thời điểm hiện tại, luật không có quy định về thời hạn sử dụng đối với giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các giấy phép kinh doanh hầu hết đều có thời hạn sử dụng. Thời hạn cụ thể sẽ căn cứ vào ngành nghề cũng như loại giấy phép kinh doanh.

Lưu ý:

Khi giấy phép hết hiệu lực, chủ kinh doanh phải làm thủ tục gia hạn. Hoặc cấp mới để có thể tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh

Trước khi đăng ký giấy phép, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. Mục đích là nhằm đủ điều kiện làm giấy phép. 

Thủ tục đăng ký thành lập công ty

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ giấy tờ hợp lệ theo quy định pháp luật:

  • Giấy đề nghị thành lập công ty theo mẫu có sẵn trong quy định của Luật.
  • Bản dự thảo điều lệ công ty trình bày hợp lệ
  • Văn bản liệt kê danh sách thành viên hoặc cổ đông tuỳ loại hình công ty.
  • Bản sao chứng thực cá nhân hợp lệ kèm theo đối với cổ đông hoặc cá nhân
  • Đối với tổ chức thì hồ sơ đính kèm Giấy chứng nhận doanh nghiệp, Giấy uỷ quyền cho cá nhân đại diện tổ chức và bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện tổ chức.
  • Văn bản trình bày quyết định góp vốn từ các cổ đông, người thành lập của tổ chức.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty đến cơ quan

Việc xét duyệt, xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được thực hiện tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan thẩm quyền sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận cho doanh nghiệp, theo đó:

  • TH1: Hồ sơ không hợp lệ. Cơ quan thẩm quyền sẽ gửi thông báo về hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung.
  • TH2: Hồ sơ bị từ chối. Cơ quan xét duyệt sẽ gửi thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do bị từ chối.
  • TH3: Hồ sơ hợp lệ. Giấy chứng nhận thành lập công ty được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, đi vào hoạt động. 

dang-ky-giay-phep-kinh-doanh

Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:

  • Giấy xin cấp giấy phép kinh doanh có điều kiện;
  • Bản sao công chứng của văn bản chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Bản sao điều lệ công ty theo quy định;
  • Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người đứng đầu doanh nghiệp/cổ đông sáng lập/thành viên góp vốn;
  • Giấy tờ chứng minh trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm của người trực tiếp điều hành, đứng đầu đối với lĩnh vực hoạt động;
  • Các loại văn bản, tài liệu, hình ảnh liên quan chứng minh đủ điều kiện kinh doanh đối với từng lĩnh vực cụ thể.

Chú ý: Đối với các ngành, nghề khác nhau sẽ có những yêu cầu về thông tin giấy tờ, văn bản liên quan đi kèm khác nhau.

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận và xử lý hồ sơ giấy phép đăng ký kinh doanh

Vì ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì thế, cơ quan xét duyệt đăng ký giấy phép kinh doanh cũng khác nhau.

Ví dụ: Xin giấy phép PCCC:

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có thể là Cục Cảnh sát PCCC thuộc Bộ công an hoặc Phòng Cảnh sát PCCC.

Thời gian xét duyệt hồ sơ dao động từ 5-15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ.

Chú ý: Khi xét duyệt giấy phép kinh doanh, cơ quan thẩm quyền sẽ kiểm tra trực tiếp tại cơ sở kinh doanh.

Ví dụ:  Xin giấy phép VSATTP

Chủ cơ sở chế biến thức ăn, kinh doanh dịch vụ ăn uống phải đáp ứng điều kiện như sau:

  • Đối với các dụng cụ nấu nướng, chế biến phải đảm bảo vệ sinh an toàn.
  • Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong giấy chứng nhận ĐKKD;
  • Đồ dùng, dụng cụ đựng riêng cho thực phẩm chín và thực phẩm sống phải được chuẩn bị đầy đủ. 
  • Người tham gia chế biến, kinh doanh cần tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành;
  • Nước dùng cho hoạt động kinh doanh, chế biến đạt quy chuẩn theo vệ sinh an toàn.

Nếu đảm bảo đúng quy định, cơ quan thẩm quyền sẽ cấp phép hoạt động. 

Bước 3: Trả kết quả.

Nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định cũng như hoàn thiện hồ sơ, cơ quan sẽ duyệt giấy phép kinh doanh hộ gia đình, doanh nghiệp. Trường hợp không đủ giấy tờ phải bổ sung gấp trong hồ sơ. Còn nếu không đáp ứng được quy định sẽ bị từ chối cấp phép. Có thể tra cứu giấy phép kinh doanh trên website của tổng cục thuế. 

=> Xem thêm: Thủ tục thay đổi địa chỉ đăng ký kinh doanh

giay-phep-dang-ky-kinh-doanh

Giải đáp câu hỏi thường gặp về giấy phép kinh doanh

Ngoài ra, quá trình làm giấy phép kinh doanh vẫn có nhiều vướng mắc. Tiếp theo đây là một số câu hỏi thường gặp khi làm giấy phép.

Chỉ cần giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không có giấy phép thì doanh nghiệp có được cấp phép kinh doanh không?

– Nếu doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực không có điều kiện thì chỉ cần có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là được phép kinh doanh.
– Nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề có điều kiện theo bộ luật đầu tư 2020. Thì doanh nghiệp sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bắt buộc phải xin giấy phép kinh doanh. Khi có được 2 loại giấy phép, doanh nghiệp mới được phép hoạt động kinh doanh.

Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là những ngành nghề như thế nào?

Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là các loại ngành, nghề  mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh phải đáp ứng điều kiện cần thiết. Với lý do an toàn xã hội, sức khỏe cộng đồng, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, đạo đức xã hội.

Chi phí làm giấy phép khoảng bao nhiêu?

Chi phí làm giấy phép phụ thuộc vào loại hình đăng ký doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp như doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần,… sẽ có mức phí làm giấy phép cao hơn chi phí giấy phép kinh doanh hộ gia đình.

Điều kiện để được cấp giấy phép là gì?

Các quy định về điều kiện cấp giấy phép cho từng ngành nghề sẽ có những yêu cầu cụ thể và khác biệt. Khi đó điều kiện cấp phép kinh doanh có thể là: cơ sở vật chất, về chứng chỉ hành nghề. Thêm vào đó là bằng cấp, vốn điều lệ, vốn ký quỹ hoặc người đại diện pháp luật, …

Đăng ký giấy phép ở đâu?

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy phép sẽ khác nhau tùy thuộc vào ngành nghề mà bạn đăng ký kinh doanh. 

Ví dụ: 

  • Giấy phép quảng cáo; Nơi cấp Sở văn hóa thông tin và truyền thông.
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng khám – Cơ quan cấp Sở y tế Tỉnh/Thành phố sở tại.

Thời hạn của giấy đăng ký là trong bao lâu?

Thời hạn sử dụng của hầu hết các giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thường được quy định cụ thể. Và sẽ căn cứ vào ngành nghề cũng như loại giấy phép kinh doanh. 

Ví dụ: 

  • Thời hạn sử dụng của giấy phép PCCC là 5 năm tính từ ngày cấp.
  • Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm có thời hạn 3 năm kể từ thời điểm được cấp.

Khi giấy phép hết hạn, cá nhân/tổ chức phải tiến hành thủ tục gia hạn. Hoặc xin cấp mới để tiếp tục hoạt động kinh doanh.

Có bắt buộc phải xin giấy phép đăng ký kinh doanh 

Nếu doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, nghề không thuộc diện yêu cầu điều kiện đặc biệt. Chỉ cần có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là đủ để hợp pháp hoạt động. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong những lĩnh vực yêu cầu điều kiện. Ngoài giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, còn cần phải có thêm giấy phép kinh doanh để được phép hoạt động.

Trên đây là những chia sẻ của Mizuland về việc đăng ký giấy phép kinh doanh. Hy vọng với những thông tin bổ ích này, quý khách sẽ nắm được các thủ tục cần thiết về giấy phép kinh doanh. Ngoài ra, Mizuland còn tư vấn các vấn đề pháp lý khác cùng với dịch vụ cho thuê văn phòng Đà Nẵng uy tín. Theo dõi chúng tôi để nhận được thông tin cần thiết mới nhất!